Collagen là gì? Tác dụng của Collagen đến sức khỏe toàn diện của cơ thể con người
Collagen là gì? Tầm quan trọng của collagen trong cơ thể là gì? Tại sao nói collagen là “thần dược” của sức khỏe và sắc đẹp? Bổ sung collagen như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Hiểu rõ về collagen sẽ giúp bạn có cách sống lành mạnh hơn và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn.
Nội dung
- I. Collagen là gì? Các loại collagen phổ biến hiện nay
- 1.1 Collagen là gì?
- 1.2 Các loại collagen
- II. Tác dụng của việc bổ sung collagen
- III. Dấu hiệu nhận biết sự suy giảm Collagen trên cơ thể
- 3.1 Làn da bị lão hóa
- 3.2 Suy giảm nội tiết tố
- 3.3 Dễ mắc các bệnh về răng miệng
- 3.4 Thị lực bị suy giảm
- 3.5 Tóc yếu,xơ rối – Móng chai sần khô giòn
- 3.6 Xương khớp bị thoái hóa
- 3.7 Các vết tổn thương lâu lành
- 3.8 Cơ bắp bị đau mỏi
- 3.9 Huyết áp bất thường
- 3.10 Dễ gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch
- 3.11 Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
- IV. Tác nhân làm suy giảm Collagen
- V. Bổ sung collagen
- VI. Câu hỏi thường gặp
- 6.1 Uống collagen có tốt không?
- 6.2 Một liệu trình uống collagen là bao lâu?
- 6.3 Một ngày nên bổ sung bao nhiêu collagen?
- 6.4 Uống collagen bao lâu thì ngưng?
- 6.5 Đàn ông uống collagen được không?
- 6.6 Uống collagen có mập không?
- 6.7 Đang cho con bú uống collagen được không?
- 6.8 Ăn gì bổ sung collagen?
- 6.9 Collagen uống loại nào tốt?
- 6.10 35 tuổi nên uống collagen loại nào?
- 6.11 Những bệnh gì không nên uống collagen?
I. Collagen là gì? Các loại collagen phổ biến hiện nay
1.1 Collagen là gì?
Collagen là một loại protein tự nhiên và quan trọng nhất trong cơ thể con người. Nó được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta với 70% lớp hạ bì của da, 20% của xương, 50% của khớp, gần 100% của giác mạc. Nó còn là thành phần chính của mô liên kết, là protein có nhiều nhất ở động vật có vú và tạo ra 25% đến 35% hàm lượng protein toàn cơ thể.
Cấu trúc Collagen
Collagen tạo thành mạng lưới chắc chắn giúp cung cấp sự đàn hồi và độ bền cho các mô và cơ quan. Tên Collagen xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “keo dán”. Đối với cơ thể collagen như một loại keo kết dính các mô trong cơ thể lại với nhau, từ đó có thể hoạt động trơn tru và linh hoạt hơn. Còn đối với làn da thì Collagen một trong những yếu tố quyết định độ săn chắc, sự mịn màng của da.
1.2 Các loại collagen
Collagen được sản sinh bởi tế bào collagen, được tìm thấy ở khắp các phần của cơ thể, bao gồm da, xương, gân, dây chằng, các mô mềm và cơ quan nội tạng.
Có khoảng 28 loại collagen được biết đến trong tự nhiên. Tuy nhiên, có 5 loại collagen phổ biến và quan trọng nhất trong cơ thể con người, đó là collagen I, II, III, IV và V.
- Collagen I: Được tìm thấy nhiều nhất trong cơ thể con người và tạo thành hơn 90% của collagen trong da, xương, gân, và dây chằng. Collagen I là loại collagen giúp cung cấp sự đàn hồi và độ bền cho các mô và cơ quan, làm cho chúng có thể chống lại sự phá hủy và giảm thiểu các vết thương
- Collagen II: Được tìm thấy chủ yếu trong các khớp, sụn sợi. Collagen II giúp cung cấp sự đàn hồi cho các khớp, giảm sự ma sát và va chạm giữa các khớp, từ đó giảm đau và tăng cường khả năng di chuyển.
- Collagen III: Được tìm thấy trong da, mạch máu và các cơ mô liên kết khác.
- Collagen IV: Được tìm thấy trong lớp tiết ra biểu mô của màng đáy và lớp nền.
- Collagen V: Được tìm thấy trong thành phần chính của bề mặt tế bào và nhau thai.
5 loại collagen phổ biến và quan trọng nhất trong cơ thể con người
II. Tác dụng của việc bổ sung collagen
2.1 Cải thiện sức khỏe làn da
Trong da, collagen tập trung chủ yếu ở lớp hạ bì và chiếm khoảng 70% cấu trúc da. Collagen dưới dạng sợi dài và mảnh, đan vào nhau tạo ra mạng collagen. Mạng collagen chính là nền tảng của da và là yếu tố quyết định độ săn chắc mịn màng của làn da.
- Collagen giúp kết nối các tế bào dưới da với nhau, kích thích quá trình trao đổi chất của tế bào da làm tăng độ đàn hồi giúp da trở nên săn chắc, hạn chế bị chảy xệ.
- Collagen giúp làm chậm lại quá trình lão hóa của làn da. Ngăn cảm sự hình thành và cải thiện các nếp nhăn da, vết chân chim, thâm, nám trên khuôn mặt.
- Bên cạnh đó, Collagen còn có khả năng hỗ trợ sản sinh ra các tế bào da mới, giúp nhanh chóng làm lành các vết thương và mờ thâm, giúp làn da khỏe mạnh và nhanh chóng được hồi sinh.
2.2 Tăng cường sức khỏe tim mạch
Collagen tham gia cấu thành nên mạch máu, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho các tĩnh mạch, động mạch khỏe mạnh và linh hoạt. Nếu collagen suy giảm thì những động mạch này sẽ dần trở nên yếu hơn và có thể sẽ dễ vỡ hơn. Vậy nên, collagen có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
2.3 Tốt cho thị giác
Collagen được tìm thấy trong các thành phần của mắt, bao gồm cả kết cấu của giác mạc, thủy tinh thể, mạng lưới mạch máu và các mô xung quanh mắt. Việc duy trì sản sinh và bổ sung collagen trong cơ thể có thể giúp cải thiện sức khỏe của mắt và giảm nguy cơ các vấn đề thị lực.
Collagen có thể giúp duy trì độ dẻo dai và độ cứng của giác mạc, giúp giữ cho kính thủy tinh trong mắt ở đúng vị trí và cải thiện khả năng lấy nét của mắt. Ngoài ra, collagen cũng có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt, giúp cải thiện sức khỏe và chức năng của các mạch máu trong mắt.
Tác dụng của việc bổ sung collagen
2.4 Ngăn ngừa mất xương, giảm đau khớp
Collagen là một thành phần quan trọng của xương, sụn và các khớp trong cơ thể.
Trong xương, ngoài canxi thì collagen là một thành phần quan trọng trong cấu tạo của xương, giúp tạo ra cấu trúc và độ bền cho xương. Collagen có tác dụng giúp kích thích quá trình tạo xương mới, giúp xương phục hồi nhanh hơn khi bị tổn thương hoặc gãy.
Trong sụn và các khớp, collagen chiếm tới hơn 50% trong cấu tạo của gân sụn có khả năng duy trì tính toàn vẹn của sụn, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, collagen cũng có tác dụng giảm thiểu sự mòn của sụn và giúp tăng cường quá trình tái tạo sụn mới.
Ngoài ra, Collagen giúp phòng chống, ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh liên quan đến xương như đau mỏi lưng, thoát vị đĩa đệm, khớp gối.
2.5 Tăng khối lượng cơ bắp
Collagen có tác dụng quan trọng đối với sức khỏe và sự phục hồi của cơ bắp sau khi tập luyện hoặc bị tổn thương.
Collagen chiếm khoảng 10% thành phần cấu tạo của các mô liên kết trong cơ bắp, giúp cơ bắp bền bỉ dẻo dai, mạnh mẽ và các hoạt động thể chất linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, collagen còn cung cấp cho cơ bắp các chất dinh dưỡng, giúp giảm thiểu sự thoái hóa của cơ bắp và tăng cường quá trình tái tạo cơ bắp mới.
Collagen cũng có tác dụng giúp phục hồi và chữa lành cơ bắp bị tổn thương. Khi cơ bắp bị đau hoặc bị căng thẳng do tập luyện, collagen có thể giúp giảm sự viêm nhiễm và đau nhức, đồng thời kích thích quá trình tái tạo mô cơ.
2.6 Tốt cho móng và tóc
Tóc và móng được hình thành từ các protein keratin và collagen.
Collagen cũng có tác dụng giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của tóc và móng, giúp của tóc mềm mượt và bóng khỏe hơn. Đồng thời, collagen còn giúp ngăn ngừa sự giòn gãy của móng tay, móng chân và kích thích mọc tóc chắc khỏe, bóng mượt, hạn chế tình trạng gãy rụng.
2.7 Tăng hệ miễn dịch và hoạt động của não bộ
Collagen có tác dụng quan trọng đối với hệ miễn dịch và não bộ, tuy nhiên tác dụng này chưa được nghiên cứu và hiểu rõ đầy đủ.
Nghiên cứu cho thấy collagen có thể kích thích hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ miễn dịch giúp cải thiện chức năng miễn dịch và giảm viêm nhiễm trong cơ thể.
Ngoài ra, Collagen còn có tác dụng bảo vệ và hỗ trợ các tế bào thần kinh giúp tăng cường hoạt động của não.
Collagen có tác dụng quan trọng đối với hệ miễn dịch và não bộ, tuy nhiên cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác dụng này.
Tác dụng của việc bổ sung collagen
2.8 Giúp nội tạng khỏe mạnh
Collagen là một thành phần không thể thiếu của các mô trong cơ thể, bao gồm bộ phận nội tạng như tim, gan, thận và phổi. Việc bổ sung collagen mang đến tác dụng tích cực đối với sức khỏe của các bộ phận nội tạng này.
Đối với tim thì việc bổ sung collagen có thể giúp tăng cường sức khỏe và chức năng của tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Đối với gan thì việc bổ sung collagen có thể giúp giảm viêm gan và bảo vệ gan khỏi các tác nhân độc hại.
Đối với thận thì việc bổ sung collagen có thể giúp bảo vệ và hỗ trợ chức năng của thận và giảm nguy cơ mắc các bệnh về thận.
Đối với phổi thì việc bổ sung collagen có thể giúp củng cố cấu trúc, tăng cường sức khỏe và chức năng của phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh phổi.
III. Dấu hiệu nhận biết sự suy giảm Collagen trên cơ thể
Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng trung bình mỗi năm: cơ thể sẽ bị mất từ 1 – 1,5%. Vì vậy, khi lượng Collagen trở nên thiếu hụt thì cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu báo động rất dễ nhận biết dưới đây.
3.1 Làn da bị lão hóa
Từ tuổi 25 trở đi, cơ chế sản sinh Collagen trong cơ thể giảm dần khiến da xuất hiện những dấu hiệu như khô sần, nám sạm, tàn nhang. Đến tuổi 30 lượng Collagen suy giảm dần và mất đi khiến chức năng đàn hồi của da bị kém dần đi, da xuất hiện hiện tượng trùng nhão, chảy xệ, các nếp nhăn xuất hiện ngày một nhiều trên gương mặt.
3.2 Suy giảm nội tiết tố
Collagen đóng vai trò khá quan trọng trong sự cân bằng nội tiết tố. Sự suy giảm collagen có thể làm giảm sự sản xuất của các hormone khiến nội tiết tố mất đi sự cân bằng, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như thiếu tính nữ tính ở phụ nữ và giảm sinh lý ở nam giới. Ngoài ra, suy giảm nội tiết tố còn kèm theo các vấn đề liên quan như khô âm đạo, đau rát, bốc hỏa, kinh huyệt thất thường trực tiếp ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân.
Dấu hiệu nhận biết sự suy giảm Collagen trên cơ thể
3.3 Dễ mắc các bệnh về răng miệng
Collagen cũng là một thành phần quan trọng trong lợi và giữ vai trò là chất đề kháng giúp bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh lý về răng. Khi thiếu hụt Collagen, răng miệng rất dễ bị các vi khuẩn xấu tấn công gây tổn thương dẫn đến các vấn đề như chảy máu chân răng, sâu răng, mất răng, viêm lợi và hôi miệng.
3.4 Thị lực bị suy giảm
Collagen là thành phần có rất nhiều trong cấu trúc của giác mạc giúp thị lực phát triển và nhìn rõ hơn. Sự suy giảm Collagen sẽ khiến các giác mạc hoạt động kém đi dẫn đến tình trạng nhìn kém, mờ mờ, không rõ vật. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến mắt bị khô, đau rát lâu ngày có thể sẽ dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể.
3.5 Tóc yếu,xơ rối – Móng chai sần khô giòn
Collagen có nhiều trong các chất sừng như móng tay, móng chân, tóc với vai trò cung cấp dưỡng chất giúp tóc mềm mượt bóng khỏe, móng cứng cáp.
Khi collagen suy giảm khiến móng tay, móng chân mỏng hơn, khô giòn rất dễ bị gãy. Đồng thời cũng khiến tóc trở nên xơ rối, khô cứng và chẻ ngọn và xuất hiện tình trạng gãy rụng.
3.6 Xương khớp bị thoái hóa
Collagen là thành phần quan trọng không thể thiếu của xương và sụn khớp. Khi Collagen giảm, các khớp và xương mất đi độ đàn hồi, sự dẻo dai và sự liên kết giữa các khớp xương với nhau. Có thể nhận biết thông qua các biểu hiện như xương giòn, loãng xương, thoái hóa xương khớp khiến các vận động chậm chạp hơn.
3.7 Các vết tổn thương lâu lành
Vì collagen là thành phần không thể thiếu trong quá trình tái tạo tế bào da mới, giúp da hồi phục sau khi bị tổn thương. Khi cơ thể suy giảm Collagen, quá trình phục hồi tổn thương cũng trở nên chậm hơn. Các vết thương, vết cắt, vết bỏng hay vết chàm sẽ mất thời gian lâu hơn để lành hoàn toàn.
Dấu hiệu nhận biết sự suy giảm Collagen trên cơ thể
3.8 Cơ bắp bị đau mỏi
Collagen là một phần quan trọng của cơ bắp và mô liên kết. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu Collagen, bạ sẽ cảm nhận được cơ bắp bị yếu đi rất dễ bị đau nhức, mệt mỏi sau khi tập luyện hoặc hoạt động vất vả.
3.9 Huyết áp bất thường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi Collagen bị suy giảm có thể dẫn đến các vấn đề về huyết áp, bao gồm huyết áp thấp hoặc cao. Biểu hiện rất dễ nhận biết như đau tức ngực, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu thường xuyên.
3.10 Dễ gặp các vấn đề liên quan đến tim mạch
Collagen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và chức năng của các mạch máu và van tim. Nên khi Collagen bị thiếu hụt sẽ làm giảm khả năng giãn nở, đàn hồi của động mạch. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng xơ vữa, cứng động mạnh, cùng với đó là khiến cho huyết tăng lên cao, hệ miễn dịch suy giảm. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
3.11 Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường bị thiếu hụt Collagen nhiều hơn so với người bình thường. Nên khi collagen bị suy giảm sẽ xuất hiện một số lệnh lý như rối loạn dạ dày, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột bị rò rỉ…
IV. Tác nhân làm suy giảm Collagen
4.1 Quá trình mất đi collagen trong cơ thể
Sự suy giảm collagen là một quá trình tự nhiên của cơ thể. Sau khi trưởng thành, lượng Collagen suy giảm theo hai khuynh hướng
- Giảm số lượng: tỷ lệ collagen bị giảm mỗi năm khoảng 1% và đến khi 30 tuổi thì lượng collagen trong cơ thể cũng suy giảm đáng kể. Rất dễ nhận biết khi trên bề mặt da xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như khô ráp, sần sùi, nám sạm, tàn nhang…
- Giảm chất lượng: Mỗi năm collagen suy giảm như sau:
– Sau tuổi 25: Da thiếu hụt 1,5% lượng collagen.
– Sau tuổi 30: Da thiếu hụt 15% lượng collagen.
– Sau tuổi 40: Da thiếu hụt 30% lượng collagen.
– Sau tuổi 50: Da thiếu hụt 45% lượng collagen.
Quá trình mất đi collagen trong cơ thể
4.2 Nguyên nhân gây suy giảm lượng collagen
- Tuổi tác: Quá trình sản sinh collagen bắt đầu suy giảm xuống khoảng 1% mỗi năm, kể từ khi bước vào thời điểm cuối của tuổi thanh thiếu niên. Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà quá trình này có thể bắt đầu sớm hay muộn.
- Ánh nắng mặt trời: Tia UV (tia cực tím) trong ánh nắng mặt trời có thể gây hại đến các tế bào da, gây tổn thương cho collagen và elastin – hai loại protein quan trọng giúp da của bạn giữ được độ đàn hồi. 90% nguyên nhân của lão hóa da là do tia UV và có tác động xấu đến collagen bằng cách kích hoạt quá trình gọi là stress oxy hóa trong các tế bào da.
Khi da bị stress oxy hóa, các phân tử tự do được tạo ra và phá huỷ các liên kết collagen, gây ra sự suy giảm độ đàn hồi và dẻo dai của da. Nếu tình trạng này kéo dài, da sẽ trở nên nhăn nheo, khô và sạm màu.
- Hút thuốc: Không phải bàn cãi, hút thuốc lá mặc nhiên rất có hại cho sức khỏe và cũng góp phần đáng kể vào việc hủy hoại collagen trên da. Thuốc lá chứa nhiều hợp chất độc hại và các chất gây ung thư, trong đó có nicotine, carbon monoxide và các hợp chất khác, khi thụ hút sẽ được hấp thụ vào cơ thể.
Nicotine là gây kích thích thần kinh, làm tăng áp lực máu và làm co hẹp các mạch máu. Việc co hẹp các mạch máu này cản trở lưu thông máu và làm giảm lượng oxy được cung cấp đến da. Điều này dẫn đến sự suy giảm của collagen và elastin trên da, lâu ngày sẽ hình thành các nếp nhăn.
- Chất oxy hóa: Các chất oxy hóa có thể phá vỡ các liên kết collagen và làm suy giảm sự đàn hồi của da.
Khi có quá nhiều các chất oxy hóa trong cơ thể, chúng có thể gây ra sự tổn thương cho các tế bào và mô, bao gồm các sợi collagen trên da. Các chất oxy hóa gây ra sự suy giảm của collagen bằng cách tấn công các liên kết giữa các sợi collagen, khiến chúng trở nên yếu hơn và dễ dàng phá vỡ hơn. Kết quả là da sẽ mất đi độ đàn hồi trở nên khô sần và xuất hiện các nếp nhăn.
- Stress và căng thẳng: Khi bạn trải qua căng thẳng và stress, cơ thể sẽ sản xuất nhiều cortisol. Khi có quá nhiều cortisol trong cơ thể có thể gây hại cho các tế bào và mô, bao gồm các sợi collagen trên da. Cortisol làm giảm chất lượng và khả năng tái tạo của collagen trên da, khiến cấu trúc mạng collagen dễ dàng bị phá vỡ dẫn đến sự suy giảm độ đàn hồi của da. Kết quả là làm da sẽ mất đi sự săn chắc, đàn hồi, trở nên khô dần, chảy xệ và nhăn da.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống của chúng ta có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da, bao gồm cả sự sản sinh và bảo vệ collagen trên da. Các loại thực phẩm không tốt có thể làm giảm chất lượng và khả năng tái tạo của collagen, khiến da xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm.
Các thực phẩm có đường, đồ uống có cồn, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các loại thịt chế biến, đồ ngọt, các loại bánh, kem và bánh kẹo là các loại thực phẩm có khả năng gây hại cho collagen trên da. Các loại thực phẩm này đều có chứa chất béo không tốt, đường, muối và các chất phụ gia, tất cả đều làm suy giảm chất lượng và khả năng tái tạo của collagen trên da.
- Các loại thuốc: Có một số loại thuốc có thể gây hại đến collagen trên da, bao gồm:
Thuốc kháng sinh: có thể gây ra một số tác dụng phụ, như làm suy giảm số lượng vi khuẩn có lợi trên da, gây ra viêm nhiễm và làm giảm sản sinh collagen trên da.
Thuốc corticoid: được sử dụng để điều trị các bệnh viêm và dị ứng, nhưng chúng cũng có thể làm suy giảm sản sinh collagen trên da.
Thuốc chống co giật: có thể làm giảm sản sinh collagen trên da.
Thuốc giảm đau và kháng viêm: như aspirin và ibuprofen có thể làm giảm sản sinh collagen trên da.
Thuốc đối kháng hormone: như thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến sản sinh collagen trên da.
Ngoài ra, một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da và các cấu trúc liên quan, như làm giảm độ ẩm trên da hoặc gây ra sự kích thích và tổn thương cho da. Vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tìm hiểu kỹ về tác dụng phụ và tác động của thuốc đó đến sức khỏe da của mình.
Nguyên nhân gây suy giảm lượng collagen
- Bệnh lý và chấn thương, bệnh mãn tính, rối loạn tự miễn dịch là những nguyên nhân khác gây hại đến collagen trên cơ thể:
Bệnh lý và chấn thương: Một số bệnh lý và chấn thương như bệnh lý về xương khớp, đốt sống, ung thư, phẫu thuật và chấn thương có thể làm giảm sản sinh collagen hoặc phá hủy collagen đã có trên cơ thể.
Bệnh mãn tính: Các bệnh mãn tính như viêm khớp, viêm da, viêm xoang, tiểu đường, béo phì và bệnh tim mạch có thể gây ra stress oxy hóa và làm giảm sản sinh collagen trên cơ thể.
Rối loạn tự miễn dịch: Các rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và bệnh mạn tính tăng sinh tế bào có thể làm giảm sản sinh collagen và phá hủy collagen trên cơ thể.
Trong các trường hợp này, collagen trên cơ thể sẽ bị phá hủy hoặc không đủ để duy trì cấu trúc của các mô và cơ quan, dẫn đến các tình trạng bệnh lý và chấn thương.
- Sử dụng sản phẩm làm đẹp không an toàn: Sử dụng sản phẩm làm đẹp không an toàn có thể gây hại đến collagen trên da và các tình trạng về sức khỏe khác.
Chứa hóa chất độc hại: Một số sản phẩm làm đẹp không an toàn có thể chứa các hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, formaldehyde, paraben và các chất tẩy trắng da. Sử dụng nhiều ngày có thể làm giảm sản sinh collagen trên da và các vấn đề về sức khỏe.
Chứa các chất tẩy trắng da: Một số sản phẩm làm đẹp không an toàn có chứa các chất tẩy trắng da như hydroquinone và corticosteroid. Sử dụng những sản phẩm này lâu dài có thể làm giảm sản sinh collagen trên da và làm giảm độ đàn hồi, săn chắc của da.
Chứa các chất kích thích: Một số sản phẩm làm đẹp không an toàn có thể chứa các chất kích thích như caffein, nicotine… Sử dụng lâu ngày khiến lượng collagen suy giảm dẫn đến sự mất cân bằng chất dinh dưỡng trên da.
Chứa tia UV: Sản phẩm không chứa chất chống nắng hoặc không đủ bảo vệ da khỏi tia UV có thể làm giảm sản sinh collagen trên da khiến da mất đi độ đàn hồi dẫn đến nếp nhăn và lão hóa da.
V. Bổ sung collagen
5.1 Thay đổi lối sống
Để có một lối sống lành mạnh, không chỉ cần có chế độ ăn uống đúng cách mà còn phải chú ý đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Thay đổi lối sống lành mạnh
- Đầu tiên, ta nên hạn chế việc hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích như cafein, cồn, thuốc lá…
- Bên cạnh đó, uống rượu bia cũng nên được giới hạn để tránh những tác hại đến sức khỏe.
- Thói quen thức khuya không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, nên xây dựng thói quen ngủ sớm và dậy sớm để có được lối sống lành mạnh.
- Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao, yoga hoặc thiền định cũng là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và stress. Nhớ rằng, căng thẳng và stress thường xuyên cũng dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe trên dài hạn, vì vậy nên tìm cho mình một hoạt động thư giãn phù hợp để giải tỏa căng thẳng và tạo động lực cho cuộc sống
5.2 Chăm sóc da
- Sử dụng kem chống nắng: Nên thoa kem chống nắng vào khoảng 20-30 phút trước khi ra ngoài để kem có thời gian hấp thụ vào da và phát huy tác dụng. Thoa kem chống nắng đầy đủ trên mặt, cổ, tay và chân, đặc biệt là những vùng da tiếp xúc với ánh nắng như mũi, má, cằm, trán và vai. Hãy sử dụng kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím.
Ngoài ra, nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, đội mũ, áo chống nắng và sử dụng kính râm để bảo vệ mắt.
Chăm sóc da hàng ngày
- Massage mặt hàng ngày: Thực hiện massage mặt mỗi ngày khoảng 10-15 phút giúp kích thích sản sinh
- collagen, tăng cường tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp và giảm bớt nếp nhăn trên da mặt.
- Sử dụng các chất dưỡng ẩm cho da: Để duy trì độ ẩm cho da, ta nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chứa các thành phần như vitamin E, collagen để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bạn. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên và uống đồ có gas.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp da của bạn giữ được độ ẩm và tránh tình trạng khô da.
- Tập luyện thể dục: Tập luyện thể dục thể thao, yoga hoặc thiền định giúp giảm căng thẳng, stress và cải thiện sức khỏe nói chung.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp da có thể phục hồi và tái tạo một cách tốt nhất.
5.3 Bổ sung Collagen qua thực phẩm
Chúng ta có thể bổ sung collagen bằng cách thông qua chế độ ăn uống hằng ngày, bạn có thể bù đắp collagen trong cơ thể bằng các loại thực phẩm phù hợp. Dưới đây là những nhóm thực phẩm có thể giúp bổ sung collagen:
- Vitamin C: Vitamin C có nhiều trong trái cây như cam, quýt, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi, dưa hấu, cà chua, súp lơ xanh, cải xoăn, hành tây, ớt chuông, …
- Proline: Việc bổ sung proline vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường sản sinh collagen trong cơ thể, làm tăng độ đàn hồi và độ săn chắc của da, tăng sức mạnh của xương và sụn, giảm các vấn đề về khớp và tăng cường sức khỏe của tóc, móng và răng. Thực phẩm giàu proline như: Thịt bò, các loại hạt, sản phẩm từ sữa, các loại cá, mầm lúa mì, nấm, măng tây …
- Glycine: Glycine là một trong ba loại amino acid cấu thành nên các chuỗi collagen, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì sự linh hoạt, đàn hồi và độ bền của collagen.
Bổ sung glycine vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường sản sinh collagen và duy trì sức khỏe của các mô trong cơ thể. Thực phẩm chứa Glycine được tìm thấy nhiều trong thịt (thịt heo, thịt gà, thịt bò, thịt cừu …), sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, phô mai, whey protein …), hải sản (cá hồi, cá thu, cá ngừ, tôm, cua, sò điệp, hàu …), các loại hạt (hạt lanh, hạt chia, hạt quinoa, hạt óc chó …)
Bổ sung thực phẩm giàu Collagen
- Omega-3: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Omega-3 có tác dụng giảm thiểu sự suy giảm collagen do tuổi tác. Những thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá hồi, cá mackerel, cá thu, cá sardine, hạt lanh, hạt chia, óc chó, dầu cá, tảo biển và rau xanh lá. Bổ sung Omega-3 vào chế độ ăn uống là một cách tốt để giúp duy trì collagen trong cơ thể.
- Đồng: Đồng là một loại khoáng chất quan trọng trong quá trình sản xuất collagen. Nếu thiếu đồng, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ enzyme lysyl oxidase, gây ảnh hưởng đến quá trình tạo ra collagen. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe da, khớp và xương.
Do đó, bổ sung đồng vào chế độ ăn uống có thể giúp tăng cường sản sinh collagen trong cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu đồng bao gồm hải sản, gan, thịt đỏ, đậu phộng, hạt điều, lạc, hạt hướng dương và các loại rau xanh lá màu đậm như cải xoăn, rau bina, rau mùi, rau cải bó xôi.
5.4 Bổ sung bằng các sản phẩm collagen trên thị trường
5.4.1 Sản phẩm dạng uống
Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng collagen được bổ sung theo đường uống, có nhiều loại như dạng bột, dạng viên và dạng nước. Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh tế mà bạn có thể chọn lựa sản phẩm phù hợp cho làn da của mình.
- Các dạng collagen:
Collagen dạng nước: là dạng collagen được sản xuất dưới dạng nước uống, có thể pha loãng với nước hoặc uống trực tiếp.
Collagen viên: là dạng collagen được sản xuất dưới dạng viên nang hoặc viên nén, dễ dàng sử dụng và mang theo khi di chuyển.
Collagen dạng bột: là dạng collagen được sản xuất dưới dạng bột, thường được sử dụng để pha chế vào các đồ uống hoặc món ăn.
- Liệu trình uống collagen:
Từ 25-30 tuổi: bổ sung theo liệu trình 3 thàng/lần.
Trên 30 tuổi: cần duy trì đều đặn theo liệu trình 6 tháng/lần.
- Thời điểm uống collagen:
Uống collagen vào buổi sáng: là thời điểm tuyệt vời để bổ sung collagen vào cơ thể. Khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể bạn có thể hấp thụ collagen dễ dàng hơn.
Uống collagen trước hoặc sau khi tập thể dục: Nếu bạn tập thể dục, việc bổ sung collagen trước hoặc sau khi tập luyện có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi của cơ thể. Collagen có thể giúp tái tạo và phục hồi mô liên kết và cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và sự linh hoạt.
Uống collagen trước khi đi ngủ: Collagen cũng có thể được hấp thụ tốt hơn vào buổi tối. Thời điểm này giúp tối ưu hóa quá trình bổ sung collagen vào mô liên kết và da.
Uống collagen đều đặn: Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng collagen đều đặn theo liều lượng và thời gian được khuyên của nhà sản xuất hoặc bác si chuyên môn.
Để vừa chọn được sản phẩm bổ sung collagen, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, các chị em có thể lựa chọn loại sản phẩm bổ sung Collagen có nguồn gốc thiên nhiên lành tính như: Collagen Peptide (chiết xuất từ cá), Elastin, Vitamin C, Sữa ong chúa, Chiết xuất hoa anh đào và thảo mộc hỗn hợp, Ceramide,… Đây đều là những chất có tác dụng tăng cường bổ sung collagen, hỗ trợ khắc phục và cải thiện quá trình suy giảm Collagen của cơ thể. Bên cạnh công dụng cải thiện sức khỏe cho làn da, thì sản phẩm còn có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giúp nội tạng khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Sản phẩm bổ sung collagen phổ biến hiện nay
5.4.2 Sản phẩm dạng bôi, thoa
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm collagen dạng bôi, thoa để chăm sóc da. Sau đây là một số sản phẩm phổ biến:
- Kem dưỡng da collagen: chứa collagen và các thành phần khác giúp nuôi dưỡng và tái tạo da. Kem dưỡng da collagen có thể giúp làm đầy những vết chân chim, giảm nếp nhăn và làm sáng da.
- Serum collagen: là một loại sản phẩm dưỡng da cung cấp collagen và các dưỡng chất khác để nuôi dưỡng và cải thiện độ đàn hồi, giúp làm mờ nếp nhăn và làm cho làn da trông khỏe mạnh hơn.
- Mặt nạ collagen: là một loại mặt nạ dưỡng da, giúp nuôi dưỡng và làm mềm da, cải thiện tình trạng da khô và giảm thiểu nếp nhăn.
- Sữa tắm collagen: chứa collagen và các dưỡng chất khác giúp nuôi dưỡng và khắc phục các tình trạng da xấu, giúp cho da trông khỏe mạnh và mềm mại hơn.
- Kem chống nắng collagen: giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV và đồng thời nuôi dưỡng và cải thiện sự săn chắc của da.
- Dầu gội collagen: giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu, giúp khắc phục tình trạng xơ rối của tóc và giảm gãy rụng tóc.
Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm collagen khác. Lưu ý trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm collagen nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
5.4.3 Tiêm, truyền
Việc sử dụng collagen bằng cách tiêm hoặc truyền được áp dụng trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong điều trị các vấn đề liên quan đến da, khớp xương, thể hình, tóc và móng.
Tuy nhiên, việc sử dụng collagen bằng cách tiêm hoặc truyền cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế.
- Collagen tiêm: Đây là sản phẩm collagen được tiêm trực tiếp vào cơ thể để cung cấp collagen cho cơ thể. Collagen tiêm được sử dụng để tái tạo các cơ, gân và mô liên kết, giúp tăng cường độ đàn hồ, duy trì sự bền bỉ, dẻo dai của các cơ, gân và mô liên kết.
- Collagen truyền: Collagen truyền là một sản phẩm collagen được truyền vào tĩnh mạch để cung cấp collagen cho cơ thể. Collagen truyền thường được sử dụng để tái tạo các tế bào da và kích thích sự sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể.
Lưu ý rằng việc sử dụng collagen bằng cách tiêm hoặc truyền cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
VI. Câu hỏi thường gặp
6.1 Uống collagen có tốt không?
6.2 Một liệu trình uống collagen là bao lâu?
6.3 Một ngày nên bổ sung bao nhiêu collagen?
6.4 Uống collagen bao lâu thì ngưng?
6.5 Đàn ông uống collagen được không?
6.6 Uống collagen có mập không?
6.7 Đang cho con bú uống collagen được không?
6.8 Ăn gì bổ sung collagen?
6.9 Collagen uống loại nào tốt?
6.10 35 tuổi nên uống collagen loại nào?
6.11 Những bệnh gì không nên uống collagen?