Sạm da là gì? Những vùng thường xuất hiện sạm da
1. Sạm da là gì?
Sạm da (Hyperpigmentation) là biểu hiện của sự tăng hắc sắc tố melanin quá mức, dẫn đến tình trạng xuất hiện những nốt hoặc mảng da đậm màu hơn so với các vùng da xung quanh. Các vết sạm thường có màu nâu nhạt, nâu đậm hoặc sạm đen với kích thước lớn nhỏ không đồng đều.
Bất kì ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, không phân biệt chủng tộc, độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, đối tượng xuất hiện sạm da phổ biến là phụ nữ ở độ tuổi từ 30 – 40, đặc biệt là phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ.
2. Những vùng cơ thể dễ bị sạm da
Sạm da có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, trong đó phổ biến nhất là những vùng da như:
- Vùng da mặt: Da mặt là vùng da mỏng và nhạy cảm nhất, thường xuyên tiếp xúc với tác động của ánh sáng mặt trời. Khu vực 2 bên má thường là nơi phổ biến nhất xuất hiện sạm da.
- Vùng da cổ: Vùng da cổ thường bị sạm đen do mặc áo cổ rộng, áo 2 dây thường xuyên mà không được che chắn bảo vệ.
- Vùng da tay: thường ít được chăm sóc hơn so với da mặt, đặc biệt thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất hóa học và tác động từ môi trường, làm tăng nguy cơ sạm da và làm mất độ mịn màng của da.
3. Nguyên nhân gây sạm da
-
Do di truyền
Da mặt bị sạm đen có thể do yếu tố di truyền từ bố hoặc mẹ. Tình trạng này có thể bẩm sinh hoặc biểu hiện rõ hơn ở độ tuổi dậy thì. Nhiều người cho rằng, sạm da do di truyền không thể khắc phục, nhưng nếu bạn chăm sóc và bảo vệ da tốt thì vẫn có thể cải thiện tình trạng da.
-
Là dấu hiệu của bệnh lý
Một số bệnh lý khi mắc phải có tác động ảnh hưởng đến lượng melanin được sinh ra trong cơ thể. Những bệnh lý góp phần gây nên tình trạng sạm da: gan, thiếu máu, huyết áp thấp, rối loạn sắc tố…
-
Do ánh nắng mặt trời
Trường hợp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sạm da thường thấy
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nếu làn da không được bảo vệ và che chắn thì tia UV sẽ tác động kích thích sản sinh sắc tố melanin, đồng thời làm tổn thương da. Tình trạng nhẹ có thể khiến da tối màu, không đều màu, còn nặng hơn sẽ gây cháy da với cảm giác bỏng rát và lột da.
-
Do thức khuya
Việc thức khuya thường xuyên và kéo dài cũng khiến bị sạm da, xỉn màu. Nếu thức khuya mà còn chơi điện tử, xem điện thoại nhiều thì da còn bị khô, mắt yếu dần.
-
Sử dụng hóa mỹ phẩm không đúng cách
Một số mỹ phẩm có thể chứa các thành phần hóa học không phù hợp với da. Nếu vẫn cố tình xử dụng sẽ dẫn đến tình trạng ăn mòn lớp biểu bì bên ngoài của da gây viêm da – là cơ sở khiến da trở nên sạm màu.
-
Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Trong quá trình sử dụng một số loại thuốc điều trị thì chính tác dụng phụ của thuốc như dị ứng, da khô ráp, da sạm màu… đã hình thành nên sạm da. Tình trạng này sẽ được khắc phục khi ngưng sử dụng thuốc và dưỡng lại da sau đó.
Nếu bạn gặp vấn đề với sạm da, đừng ngần ngại thăm bác sĩ da liễu. Việc theo dõi và kiểm tra về tình trạng da và lên kế hoạch điều trị là vô cùng quan trọng trong công cuộc làm đẹp của phái đẹp. Bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và sử dụng kem chống nắng hàng ngày là những biện pháp cơ bản mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ làn da của mình.